Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một trong những loại bệnh sản sinh do ăn uống kém khoa học, dẫn tới khả năng bài tiết kém, các chất cặn bã không được thải ra ngoài kịp thời sẽ tích tụ thành sỏi thận.
Khi bị mắc bệnh sỏi thận, nếu không ăn uống đúng cách thì kích thước viên sỏi sẽ không ngừng tăng lên, chèn ép các bộ phận xung quanh, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ngược lại, nếu phát hiện sỏi thận sớm và ăn uống những thực phẩm lành mạnh, tăng cường chức năng của thận và bào mòn được những chất cặn bã tích tụ và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.
Các biểu hiện khi bị sỏi thận
Hãy chú ý tới những biểu hiện bất thường của cơ thể để từ đó phát hiện sỏi thận và biết cách bệnh sỏi thận kiêng ăn gì để không làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị sỏi thận là cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Kèm theo đó là các triệu trứng đau tức phần thắt lưng, bên hông. Những cơn đau có thể thoáng qua hoặc kéo dài âm ỉ tới cả tiếng đồng hồ.
Trong nước tiểu có lẫn chút máu tươi cũng là một trong những biểu hiện chứng tỏ bạn bị sỏi thận làm trầy xước niệu đạo.
Ngoài ra, nước tiểu còn có màu trắng đục và rất hôi. Khi viên sỏi quá lớn sẽ chèn ép vào bàng quang hoặc niệu đạo dẫn tới việc đi tiểu thường xuyên
Bệnh sỏi thận kiêng ăn gì?
Bệnh sỏi thận kiêng ăn thức ăn nhiều muối: Muối sẽ làm tăng hàm lượng oxalate có trong nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân gây lắng đọng tạp chất thành sỏi thận. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tập cho mình thói quen ăn nhạt, sử dụng ít muối khi chế biến thức ăn, không ăn các đồ ăn chế biến sẵn như mì tôm, snack, thịt nguội, đồ hộp, hay các loại dưa muối chua cũng có hàm lượng muối rất cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm chức năng bài tiết của thận, dẫn tới sỏi.
Với những ai đã mắc sỏi thận thì tốt nhất nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình ngay từ bây giờ để giảm thiểu sự tích tụ chất cặn bã.
Không ăn nhiều thực phẩm chứa protein nguồn gốc động vật: loại protein có trong thịt, trứng và nội tạng gia súc, gia cầm, một số loại cá nước mặn như cá mòi, các trích, cá cơm…đều rất giàu năng lượng nhưng nó lại làm cho hàm lượng oxalate trong nước tiểu tăng cao, dẫn tới sỏi thận.
Ăn thức ăn nhiều chất béo cũng làm cho bệnh sỏi thận trầm trọng hơn. Nhất là những chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, chúng rất khó tiêu và sẽ đọng lại trong bàng quang để tạo thành sỏi. Chính vì vậy mà người mắc bệnh sỏi thận cần tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh như mỳ ý, pizza, xúc xích, khoai chiên, các món xào, rán…
Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều oxalate, khi ăn nhiều sẽ càng làm tăng hàm lượng oxalate trong nước tiểu, dẫn tới tình trạng bệnh lý không thể thuyên giảm được.
Uống quá nhiều vitamin C cũng là nguyên nhân làm vôi hóa canxi tạo thành sỏi thận.
Cách dùng nấm linh chi trị sỏi thận